Hướng dẫn cách tồn tại trong Windows 7: chuyển từ 32 bit sang 64 bit

Những thiết bị phần cứng cũ của bạn chưa hẳn đã vô tác dụng, bởi bạn vẫn có thể giúp chiếc máy in và máy quét 32-bit của mình hoạt động được trên hệ điều hành Windows 7 64-bit.
Những thiết bị phần cứng cũ của bạn chưa hẳn đã vô tác dụng, bởi bạn vẫn có thể giúp chiếc máy in và máy quét 32-bit của mình hoạt động được trên hệ điều hành Windows 7 64-bit. 

 

Hệ điều hành Windows nói chung – Windows XP, Vista và Windows 7 cũng như bản Server của chúng – đều có cả dạng 32-bit lẫn 64-bit. Chừng ấy thời gian là quá đủ để các nhà sản xuất phần cứng bắt nhịp kịp và tung ra driver 64-bit cho các sản phẩm của họ. 

Trên thực tế, hầu hết các máy in, máy quét, camera và các thiết bị khác đang có trên thị trường đều có driver cho cả 2 nền tảng.   

 \"\"

Danh sách các thiết bị USB dành cho các chương trình chạy mode XP 32 bit.

Nếu bạn đủ sức mua một hệ thống mới thì chẳng còn gì phải bàn. Nhưng nếu bạn chỉ muốn nâng cấp máy in, máy quét hay webcam – những thiết bị ngoại vi cá nhân chỉ lạc hậu so với thời 64-bit một chút thì sao? 

Đây là chỗ khó nhất. 

Trong khi hầu hết các ứng dụng 32-bit đều chạy ngon trên Windows 64 bit, thì các driver thiết bị 32-bit lại không may mắn như vậy. Hiện vẫn chưa có cơ chế nào để Windows chấp nhận driver 32-bit chạy trên Win64. Điều này đồng nghĩa với việc rất nhiều thiết bị vốn dĩ rất hữu dụng sẽ trở thành vô dụng với người dùng Windows. 

Tuy nhiên bạn chưa cần phải bó tay, bởi tùy thuộc vào ngân quỹ, hoàn cảnh và nhu cầu của mình, bạn có thể giúp những thiết bị không được hỗ trợ này tiếp tục hoạt động trong Windows 64 bit. 

Trong đó máy quét và máy in là hai nhóm thiết bị lớn nhất nhanh bị lạc hậu bởi việc chuyển sang 64-bit. Chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể 2 thiết bị này và tìm cách giúp chúng hoạt động trở lại. 

Nhưng tại sao lại là 64-bit?

Tại sao Windows lại chuyển sang 64-bit ? Ngay cả các máy tính để bạn có trên 3GB RAM cũng cài sẵn Windows 64-bit. Bởi đó là cách tốt nhất có thể để khai thác hiệu quả bộ nhớ.  

Những ứng dụng 32-bit trong một lúc nào đó nó ngốn sạch bộ nhớ, nhưng những người chạy nhiều ứng dụng cùng lúc thì rất cần nhiều bộ nhớ để sử dụng khi đó phải nghĩ ngay tới việc nâng cấp RAM và sử dụng hệ điều hành 64-bit . Ngoài ra, các ứng dụng sử dụng một loại quy trình xử lý nào đó – ví dụ như giải mã – sẽ chạy nhanh hơn hẳn khi làm việc với môi trường 64-bit.  

Nhưng không phải tất cả các thiết bị đều có thể dùng 64-bit. Ví dụ như netbook, PC giá rẻ có RAM từ 2-3GB không cần tính chuyện chuyển sang 64-bit. Nhưng hiện tại, có thể nói hầu hết máy tính để bàn (và notebook) tầm trung trở lên đều chạy 64-bit. Do đó số lượng người dùng gặp phải tình trạng không tương thích cũng tăng lên. 

Ít nhất hiện giờ là vậy. Trong tương lai, tất cả các thiết bị không tương thích sẽ không được sản xuất nữa và sẽ bị thay thế bằng các thiết bị mới hơn. Nhưng còn những người đang mắc kẹt với số thiết bị lỗi thời này thì sao? 

Máy ảo XP : Đó là sự trợ giúp ? 

Khi Windows 7 đã sắp ra mắt, một trong những tính năng được mong đợi nhất của nó là khả năng hỗ trợ Windows XP 32-bit. Microsoft đã thực hiện điều này bằng cách đặt một bản XP đầy đủ chạy trên máy ảo. Theo cách này, bất kỳ chương trình nào phải chạy hoàn hảo trong XP có thể được cài ở đó Mode XP và chạy với tốc độ tốt. 

Nhược điểm lớn nhất của cách làm này là nó buộc chương trình phải chạy trong một máy ảo bị giới hạn rất ít tương tác với máy chủ. May thay, Microsoft đã đưa ra một giải pháp dễ chịu cho tình trạng này mang tên "seamless mode." Các ứng dụng cài trong máy ảo có thể chạy trực tiếp trên desktop, và hoạt động gần giống hệt một máy tính thực sự. 

 \"\"

Một máy in không có driver 64 bit, cài và chạy trong mode XP 32 bit. 

Vấn đề với Mode XP là nó được xây dựng để mô phỏng ứng dụng chứ không phải hỗ trợ các thiết bị. Bạn vẫn có thể chạy driver 32-bit trong Mode XP, nhưng không có giao diện trực tiếp tới thiết bị -- bạn phải dùng một loại ứng dụng nào đó. Với máy quét, bạn cần dùng một chương trình để lấy ảnh từ máy quét; còn với máy in, bạn cần một chương trình để tiến hành lệnh in. 

May thay, một khi đã có ứng dụng để giao tiếp với thiết bị, mọi việc trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Chỉ cần nhấn chuột phải vào biểu tượng ứng dụng tăng tốc này trên taskbar, tùy chọn menu Manage USB Devices sẽ hiện ra. Từ đây bạn có thể tấn công bất kỳ thiết bị USB nào mà chương trình cần dùng sử dụng. 

Cần chú ý rằng vẫn có một số lệnh không thực hiện được. Ví dụ như bạn không thể kéo và thả file vào ứng dụng tích hợp, nhưng có thể truy cập máy chủ, máy chủ này sẽ hiện lên như một ổ network đính kèm. 

Máy in

Với máy in, hoặc chúng làm việc trơn tru không vấn đề gì – hoặc bị chết cứng một chỗ. 

Nếu máy in của bạn hiểu được những đặc điểm chung PCL hoặc PostScript của HP thì đó là một thuận lợi lớn , bạn chỉ cần cài một driver 64-bit sử dụng được các giao thức này .  Tin xấu là các tính năng tiên tiến chuyên cho máy in (như hệ thống kẹp ghim/đối chiếu cải tiến) sẽ không có trong Driver này, mà chỉ có những tính năng cơ bản. 

Trong trường hợp tệ hơn, bạn sẽ gặp phải một chiếc máy in sử dụng giao thức không biết PostScript hay PCL. Máy in phun chẳng hạn, ngoài ra còn một số loại máy in Laser khác như LaserJet 1000 – lại dùng giao thức Zenographics. Nếu bạn muốn nó hoạt động, bạn sẽ phải cài bản Windows 32-bit và mở tất cả các văn bản cần in tại đó. 

Một cách khắc phục khác là thiết lập driver .PDF trên máy tính 64 bit, và in theo mặc định vào một thư mục chia sẻ tạm thời cho máy thứ 2 dành cho các văn bản mới. Ngoài ra bạn cũng có thể in .PDF trên máy tính nào đó, rồi mở Mode XP của Acrobat Reader để in trong thiết bị thực.   

Tóm lại, kiểu gì bạn cũng có cách vượt qua nó, chỉ có điều việc này không hề đơn giản. 

Máy quét

Máy quét là một loại phần cứng thường xuyên hứng chịu hậu quả của việc chuyển từ 32 bit sang 64 bit. Cũng như máy in, chúng có thời gian sử dụng khá dài, thậm chí từ 5-10 năm. 

Nhiều loại máy in vẫn chưa quá 4 năm nhưng không có hỗ trợ 64-bit, và có thể sẽ không bao giờ có hỗ trợ này, bởi nhà sản xuất đã không còn hỗ trợ cho Model này. 

Vậy hãy để cho một lập trình viên và cựu nhân viên NASA/JPL mang tên Ed Hamrick giải quyết hộ bạn vấn đề này. Ông đã viết VueScan, một chương trình cho cả Windows 32 bit lẫn 64 bit, hoạt động được với rất nhiều loại máy quét khác nhau, không phụ thuộc vào hãng sản xuất nào.

 \"\"

VueScan chạy được với hầu hết các loại máy quét.

Chương trình này có một số nhược điểm, lớn nhất là việc nó không có chức năng descreening/moiré removal với hình ảnh thu được, tức là chất liệu quét sẽ không cho bạn kết quả y hệt hình gốc, ví dụ như việc quét một tấm ảnh chẳng hạn. Hơn nữa đây cũng không phải là một ứng dụng miễn phí – bản dùng thử có đầy đủ tính năng, nhưng đóng dấu lên mọi hình ảnh được lưu. Tuy nhiên với cái giá $40, nó vẫn rẻ hơn mua một chiếc máy quét mới.   

Một cách khác là dùng môi trường ảo hóa như với máy in. Nếu bạn có một bản Windows 32-bit, bạn có thể gắn máy in với máy tính đó, dùng Remote Desktop hay VLC để truy cập chúng, và lưu kết quả trên một driver chia sẻ ở đâu đó. Không hoàn hảo lắm, nhưng nó cũng có tác dụng.   

Cũng còn một mẹo tương tự bằng cách chạy bản Vista 64-bit trên hệ thống chính và XP-32 bit trên một máy tính khác. Sau khi cài Windows 7, có thể dùng mode XP để chạy ứng dụng vẫn dùng để giao tiếp với máy quét, Irfan View. Nó chạy khá tốt trong mode XP thông thường, nhưng tốt nhất là khi được thiết lập như một ứng dụng chạy trong mode liền mảnh trực tiếp trên desktop Windows 7. 

\"\" 

IrfanView chạy trong mode XP Mode

 \"\"