10 ngộ nhận lớn về phần cứng máy tính - Phần 1

Công nghệ đang phát triển cực nhanh dẫn tới việc chúng ta sẽ bị ngộ nhận theo cách hiểu biết không bắt kịp với sự thay đổi của nó
Công nghệ đang phát triển cực nhanh dẫn tới việc chúng ta sẽ bị ngộ nhận theo cách hiểu biết không bắt kịp với sự thay đổi của nó . Trong bài này sẽ đề cập tới một số sự nhầm lẫn của người dùng về phần cứng máy tính .
  1. Bạn có thể so sánh những CPU bằng số lõi và tốc độ xung nhịp
Có một số người sẽ làm phép tính so sánh như sau “ CPU A có 4-lõi và tốc độ 4GHz . CPU B có 6-lõi và tốc độ 3GHz . Vậy 4*4 = 16 ít hơn 6*3=18 nên CPU B phải tốt hơn “ . Đây là một lỗi chính của phần cứng máy tính . Có rất nhiều tham số nên không thể so sánh CPU theo cách như vậy .
Chúng ta phải so sánh cùng một thứ nguyên , bộ vi xử lí 6-lõi sẽ nhanh hơn bộ vi xử lí có cùng thiết kế mà chỉ có 4-lõi . Tương tự như vậy chip 4GHz sẽ nhanh hơn chip 3GHz có cùng thiết kế . Tuy nhiên khi tính những tính năng phức tạp được đưa thêm vào con chip thì việc so sánh trên là vô nghĩa .
Có những công việc thích hợp với tốc độ xung nhịp cao nhưng lại có những việc lại có càng nhiều lõi thì càng tốt . Một CPU có thể tiêu thụ điện năng quá cao còn CPU kia lại có hiệu suất làm việc cao hơ. CPU có thể có nhiều bộ nhớ Cache hơn CPU khác hoặc thiết kế Pipeline đã được tối ưu hóa . Vì thế còn có rất nhiều tham số cần so sánh chứ không đơn giản chỉ là số lượng lõi và tốc độ xung nhịp . Nên bạn đừng so sánh CPU theo cách như trên.
  1. Tốc độ xung nhịp là thông số quan trọng nhất về hiệu suất làm việc
Tốc độ xung nhịp của CPU không phải là tất cả . Hai CPU có cùng mức giá và có cùng tốc độ xung nhịp nhưng có thể lại có hiệu suất làm việc hoàn toàn khác nhau .
Chắc chắn tốc độ lõi có tác động tới một điểm nhất định nhưng lại còn có những yếu tố khác lại đóng vai trò quan trọng hơn . CPU có thể mất nhiều thời gian để chờ đợi các bộ phận khác trong hệ thống vì thế kích thước bộ nhớ Cache và cấu trúc đóng lại trò vô cùng quan trọng . Nó có thể giảm thời gian chờ đợi và tăng hiệu suất làm việc của bộ vi xử lí .
Cấu trúc của hệ thống bảng mạch cũng có thể đóng vai trò lớn . Vì thế CPU tốc độ xung nhịp chậm có thể xử lí được nhiều dữ liệu hơn CPU có tốc độ xung nhịp nhanh nếu như cấu trúc bên trong được tối ưu hóa tốt hơn . Nên nếu cần tìm hiểu bạn phải biết đánh giá Hiệu suất / Watt là thông số hay được sử dung để đánh giá khả năng làm việc của bộ vi xử lí .
  1. Chip chính tạo nên sức mạnh thiết bị của bạn là CPU
Trước kia điều đó hoàn toàn chính xác nhưng nó đã trở nên không còn chính xác nữa . Ngày nay có xu hướng nhóm một loạt những chức năng vào cụm từ “CPU” hoặc “ bộ vi xử lí “ nhưng đó lại chỉ là một phần trong bức tranh lớn hơn .
Xu hướng hiện tại dùng khái niệm tính toán không đồng nhất , nhiều thành phần tính toán liên quan được kết hợp vào môt con chip . Tạo nên sức mạnh tính toán trong máy tính để bàn và máy xách tay chính là CPU . Nhưng với hầu hết những thiết bị điện tử khác bạn sẽ thấy khái niệm khác đó là SoC ( System-On-Chip ) .
Bảng mạch chính của máy tính để bàn rất lớn nên có đủ chỗ để hàn tới hàng chục con chip khác nhau , mỗi con chip phục vụ cho một tính năng cụ thể nhưng điều này không khả thi trên những nền tảng khác . Các công ty ngày nay đang cố đóng gói nhiều chức năng nhất có thể vào trong một chip SoC để đạt hiệu suất làm việc tốt nhất và điện năng tiêu hao ít nhất .
Các chip SoC tích hợp CPU , GPU , RAM , mạng , các tính năng giải mã / mã hóa , quản lí điện năng và hàng chục tính năng khác . Mặc dù bạn cũng có thể nghĩ nó là một bộ xử lí nhưng CPU lại chỉ là một thành phần trong chip SoC hiện đại .




Bệnh viện máy tính INFOCOM – HH2A phòng 424 khu đô thị Linh Đàm – 090.429.4334
Sửa máy tính khu HH , sửa máy tính Linh Đàm – 090.460.6766